Tổ chức lại quân đội Triều Tiên Chiến_tranh_Nhật_Bản-Triều_Tiên_(1592-1598)

Đề xuất cải cách quân đội

Công sự mạnh như thành Hwaseong rất cần. Tham nhũng ở bên trong khiến không thể tiến hành bấy kỳ công trình xây dựng nào.

Giữa hai cuộc xâm lược của Nhật Bản, triều đình Triều Tiên có cơ hội để kiểm tra lý do tại sao họ lại dễ dàng thất bại đến thế. Tể tướng Yu Seong-ryong nói thẳng bất lợi của Triều Tiên.

Yu chỉ ra rằng việc phòng thủ thành trì quá yếu, một thực tế mà ông đã nói đến từ trước chiến tranh. Ông lưu ý thành Triều tiên có các công sự và tường thành chưa hoàn thiện, quá dễ để leo qua. Ông cũng muốn đặt súng đại bác lên tường thành. Yu đề xuất xây dựng các tòa tháp vững chắc với tháp pháo cho đại bác. Bên cạnh thành trì, Yu muốn tạo lập một tuyến phòng thủ ở Triều Tiên. Ông đề xuất tái xây dựng chuỗi tường thành và đồn lũy bao bọc xung quanh Seoul. Với kiểu phòng thủ này, kẻ địch sẽ phải trèo qua nhiều lớp tường thành rồi mới đến được Seoul.

Yu cũng chỉ ra quân Nhật chiến đấu hiệu quả thế nào, họ chỉ mất một tháng để tiến đến Seoul, tổ chức của họ tốt ra sao. Các đơn vị quân đội tổ chức tốt góp phần lớn vào chiến công của các tướng quân Nhật. Yu ghi lại cách quân Nhật di chuyển các đơn vị trong tiến quân phức hợp, thường làm suy yếu quân địch bằng súng hỏa mai, sau đó tấn công bằng vũ khí cận chiến. Quân đội Triều Tiên thường tiến về phía trước thành một khối đông đảo mà chẳng có chút tổ chức gì cả.

Cơ quan huấn luyện quân đội

Vua Seonjo và triều đình Triều Tiên cuối cùng cũng bắt đầu cải cách quân đội. Tháng 9 năm 1593, Cơ quan huấn luyện quân đội được thành lập. Cơ quan này được cẩn thận chia quân đội thành các đơn vị và đại đội. Trong các đại đội có các tổ cung tên, súng hỏa mai, và lính cận chiến. Cơ quan này thành lập các đơn vị cỡ sư đoàn ở mỗi vùng và bảo vệ thành trì bằng các tiểu đoàn. Cơ quan này, ban đầu có chưa đến 80 thành viên, nhanh chóng phát triển quân số lên đến 10.000 người.

Một trong những thay đổi quan trọng nhất là cả công dân thượng lưu và nô lệ đều là đối tượng của kế hoạch. Tất cả đàn ông phải đi nghĩa vụ quân sự để được huấn luyện và làm quen với vũ khí.

Cũng trong khoảng thời gian này, học giả quân sự Han Gyo (한교) viết cuốn sách võ thuật Muyejebo (Võ nghệ chư phổ) dựa trên cuốn Kỷ hiệu tân thư do vị tướng nổi tiếng Trung Quốc Thích Kế Quang (戚继光) viết.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nhật_Bản-Triều_Tiên_(1592-1598) http://www.britannica.com/eb/article-9070532/Suwon http://find.galegroup.com/itx/infomark.do?&content... http://books.google.com/books?id=rnNnOxvm3ZwC&pg=P... http://times.hankooki.com/lpage/biz/200607/kt20060... http://www.japan-101.com/history/toyotomi_hideyosh... http://www.japan-guide.com/e/e2123.html http://www.vanhoahoc.com/site/index.php?option=com... http://kr.dic.yahoo.com/search/enc/result.html?p=%... http://sjeas.skku.edu/upload/200701/177-206.PDF http://www.wsu.edu/~dee/TOKJAPAN/TOYOTOMI.HTM